Hiện nay, nhượng quyền bánh mì que là một mô hình hợp tác rất hiệu quả. Nó giúp bạn bán hàng thuận lợi hơn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về mô hình này hay chưa? Và ngay sau đây chúng tôi sẽ mách bạn từ A đến Z khi kinh doanh nhượng quyền xe bánh mì que.
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là xu thế mới với sự du nhập thành công của các thực phẩm thức ăn nhanh của nước ngoài. Chính vì điều đó cũng làm cho thị trường nhượng quyền thương hiệu trong nước trở nên sôi động hơn với mặt hàng ẩm thực truyền thống. Trong đó có sự bùng nổ của bánh mì que – thức ăn nhanh số 1 tại Việt Nam.
Khái niệm kinh doanh nhượng quyền chung
Kinh doanh nhượng quyền (tiếng Pháp: franchise, nghĩa là trung thực hoặc tự do) là việc bên nhượng quyền (franchisor) cho phép bên nhận (franchisee) được tự mình tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá hay dịch vụ theo những điều kiện nhất định đã đề ra. Buộc bên nhận tuân theo, phải trả phí cho bên nhượng quyền.
Cụ thể, bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ gia nhập hệ thống đó. Còn bên nhận nhượng quyền phải thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn hệ thống, từ cách trang trí đến hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao.
Kinh doanh nhượng quyền được đánh giá là 1 trong những hình thức thành công nhất hiện nay. Theo thống kê, trên thế giới có >110 quốc gia sử dụng nhượng quyền thương hiệu. Trong đó, có đến 90% cơ sở làm ăn có lãi suất lớn cả trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động.
Nhượng quyền bánh mì que là gì?
Nhượng quyền bánh mì que thực chất là việc bán lại thương hiệu. Theo đó, các đồ dùng như một chiếc xe bánh mì kèm, các kinh nghiệm, dịch vụ khác được đi kèm.
Đôi khi, việc nhượng quyền bánh mì que được hiểu là sang tên hay mở thêm các cơ sở. Mà ở các địa điểm khác phát triển dựa trên bí quyết làm bánh của cơ sở mẹ. Mỗi cơ sở con sẽ thiết kế mô hình quán, cách thức hoạt động, và làm bánh theo công thức của cơ sở mẹ.
Kinh doanh nhượng quyền xe bánh mì que có tốn kém hay không?
Tùy vào việc bạn yêu cầu nhượng quyền ở mức độ nào, mà chúng có thể quyết định chi phí bạn cần bỏ ra. Nếu nhượng quyền xe bánh mì trọn bộ , mua nguyên lại thương hiệu đó thì khá cao. Còn nếu chỉ cần đăng ký đại lý, chi nhánh thì sẽ ít chi phí hơn.
Ngoài ra, giá nhượng quyền còn phụ thuộc nhiều vào “tên tuổi của thương hiệu đó”. Đây chính là giá trị vô hình, ví dụ 1 quán bánh mì với thương hiệu nổi tiếng lâu đời sẽ có mức giá cao. Ngược lại, quán bánh mì tên tuổi ít người biết, làm ăn thua lỗ, phải bán đi vì không có khách thì rẻ.
Vì sao nên kinh doanh bánh mì que nhượng quyền?
Bánh mì que là gì?
Bánh mì que là một loại bánh có hình dáng nhỏ xinh nên rất được các bạn trẻ đón nhận. Chúng có lớp vỏ ngoài nóng hổi thơm hương bánh mới nướng. Cắn vào ruột bánh tơi xốp giòn tan, kết hợp cùng nhân béo ngậy mịn màng. Ngoài ra còn có sốt ớt cay cay khiến bánh mì que trở thành 1 món ăn khó cưỡng và tạo nên cơn sốt.
Với lợi thế nhỏ gọn, tiện lợi nhưng ngon miệng, ăn hoài không ngán, giá lại rẻ. Bánh mì que dần dần trở thành một món ăn vặt được giới trẻ và dân công sở không thể chối từ. Thậm chí, sản phẩm đã được chứng nhận làm từ nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt cho sức khỏe con người.
5 cái “được” khi lựa chọn nhượng quyền bánh mì que
Trên thị trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay đê việc kinh doanh của mình được thành công. Đặc biệt là với linh vực kinh doanh bánh mì que thì điều đó lại càng trở nên quan trọng và cần thiệt. Vậy nên lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền bánh mì que là điều bạn cần làm khi quyết định startup mô hình kinh doanh này.
Tránh được rủi ro ban đầu
Lựa chọn kinh doanh bánh mì que nhượng quyền, bạn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Đảm bảo NGON – BỔ – RẺ, đồng thời lượng khách hàng lớn, ổn định. Nhờ vậy tiết kiệm được thời gian và công sức nghiên cứu sản phẩm. Bên cạnh đó, vốn đầu tư bỏ ra ít, hình thức kinh doanh đơn giản. Đây là ưu thế ghi điểm lớn cho người khởi nghiệp.
Vốn ít lời nhiều
Đối với hình thức kinh doanh nhượng quyền bánh mì que thì bạn chỉ cần bỏ ra tối thiểu 5 triệu. Nhưng lại có thể thu vể lợi nhuận hàng chục triệu đồng chỉ trong 1 tháng. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể thu hồi số vốn bỏ ra chỉ ngay trong tháng đầu tiên. Theo thống kê, lợi nhuận của các đại lý bánh mì que lên đến 44%.
Tiết kiệm chi phí
Đối với hình thức kinh doanh bánh mì que nhượng quyền này, bạn còn giảm được khoản chi phí vô cùng lớn. Bởi không phải tự mình trang bị từ A đến Z các dụng cụ, thiết bị nhờ chính sách hỗ trợ của thương hiệu. Toàn bộ đều được thương hiệu trang bị, thậm chí khách hàng có sẵn, không cần tìm kiếm, không cần xây dựng tên tuổi mất thời gian.
Đơn giản dễ làm, mang lại thu nhập lớn
Chế biến đơn giản, dễ làm là ưu điểm lớn của bán bánh mì que nhượng quyền. Hơn nữa, loại bánh mì này cũng dễ bảo quản, hạn chế tối đa tiền thiệt hại do hư hỏng. Mặt bằng kinh doanh thì không cần quá lớn mà có thể tận dụng bán cùng các mặt hàng khác. Từ đó sẽ đẩy nguồn thu nhập mỗi tháng lên mức ngoài mong đợi.
Nhận được sự hỗ trợ từ phía thương hiệu
Bánh mì que nhượng quyền thương hiệu sẽ luôn nhận được chính sách hỗ trợ từ phía công ty. Thậm chí cả việc định hướng kinh doanh, nên bạn không phải đau đầu suy nghĩ. Trên thực tế, các bạn sẽ được phía công ty hỗ trợ những điều sau:
- Cung cấp thiết bị cho hoạt động bán hàng như xe bánh mì dán sẵn decan giúp khách hàng nhận diện thương hiệu.
- Được cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu chế biến với mức giá ưu đãi, chỉ dành riêng cho đại lý.
- Hỗ trợ đào tạo chi tiết kỹ năng bán hàng cho đến khi thuần thục.
- Hỗ trợ tư vấn triển khai chương trình marketing, quảng bá sản phẩm sao cho hiệu quả nhất.
Quy trình nhượng quyền thương hiệu bánh mì que phổ biến
Tùy vào mỗi thương hiệu sẽ yêu cầu những thủ tục và quy trình khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cần phải trải qua những bước chính sau.
- Bước 1: Tìm hiểu thông tin thương hiệu muốn đăng ký
Trước khi lựa chọn thương hiệu nhượng quyền bánh mì que, bạn phải dành thời gian để tìm hiểu về công ty cũng như mô hình nhượng quyền. Đặc biệt là số vốn tối thiểu, thông tin ưu đãi, chính sách chi tiết, … Bạn có thể tham khảo trên các trang web, họ luôn cập nhật chi tiết.
- Bước 2: Nhận thông tin tư vấn
Sau khi đã nắm được những thông tin cơ bản (chính) về thương hiệu. Kế đến bạn tiến hành liên hệ qua website, fanpage hoặc số điện thoại. Nhân viên sẽ tư vấn nhiệt tình, cung cấp những thông tin còn thiếu. Lúc này nếu bạn thấy phù hợp sẽ tiến đến các bước sau. Còn nếu không thì quay lại bước 1, tìm hiểu công ty khác.
- Bước 3: Tìm kiếm và khảo sát địa điểm kinh doanh
Khi 2 bên đã trao đổi với nhau và hiểu rõ, đầy đủ các thông tin chuyển nhượng của bánh mì que. Thì bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm, khảo sát địa điểm kinh doanh. Sau đó, báo lại với phía công ty để xét duyệt theo tiêu chí chung. Quy trình xét duyệt thường diễn ra nhanh chóng trên hệ thống và tiến hành khảo sát trực tiếp trong vòng 24 giờ.
- Bước 4: Ký kết hợp đồng, tiến đến thanh toán
Đến lúc này, những thông tin cũng như địa điểm bán hàng được thống nhất thì 2 bên tiến hành ký kết hợp đồng. Bạn cần chú ý thảo luận điều khoản ràng buộc giữa hai bên để kinh doanh hiệu quả, thành công. Sau đó, thanh toán chi phí hợp đồng theo như đã thống nhất.
- Bước 5: Công ty đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao
Sau khi chính thức trở thành đối tác của nhau, phía thương hiệu sẽ hướng dẫn bạn chi tiết công thức sản phẩm, đào tạo kỹ năng quản lý và bán hàng đến khi nhuần nhuyễn thì thôi.
Ngoài ra, 2 bên sẽ thống nhất thời gian và địa điểm chuyển giao thiết bị cùng các nguyên vật liệu khác.
- Bước 6: Khai trương và tổng kết doanh thu
Cuối cùng, khi mọi thứ đã sẵn sàng thì bạn bắt đầu khai trương. Cuối mỗi ngày tổng kết doanh thu để theo dõi, quản lý. Nếu không như mong muốn thì bên thương hiệu sẽ hỗ trợ kịp thời.
Gợi ý những thương hiệu bánh mì que nhượng quyền nên lựa chọn
Bạn chưa tìm được thương hiệu bánh mì que ưng ý để đăng ký nhượng quyền. Vậy thì có thể tham khảo 1 số công ty mà Nguyên Khôitổng kết dưới đây.
Nhượng quyền bánh mì que Tứ Hải
Bánh mì que Tứ Hải là thương hiệu bánh mì chuẩn vị Đà Nẵng truyền thống. Đến nay, công ty đã tồn tại và phát triển hệ thống rộng khắp trên toàn quốc. Thậm chí, thương hiệu này còn là đối tác cung cấp thành phẩm cho nhiều quán nước nổi tiếng như Highland coffee, Highway bread, … Trở thành đại lý của thương hiệu bánh mì que Tứ Hải, các bạn sẽ được phía công ty hỗ trợ tuyệt đối.
- Sử dụng thương hiệu và hình ảnh (luôn cập nhật mới nhất).
- Hỗ trợ trang thiết bị bán hàng: tủ và lò nướng.
Nhượng quyền bánh mì que Đà Nẵng – Lâm Vũ
Thương hiệu bánh mì que Đà Nẵng thuộc công ty Lâm Vũ Food Việt Nam, được hình thành gần 7 năm. Tuy nhiên đến nay, doanh nghiệp đã đạt được nhiều giải thưởng. Điều này cho thấy, đây là 1 thương hiệu uy tín, nổi tiếng, nhiều người tin tưởng. Nếu đăng ký trở thành đại lý, bạn sẽ không cần phải quảng cáo quá nhiều. Đồng thời vẫn luôn thu hút được nhiều khách hàng và đạt doanh thu, lợi nhuận cao.
Nhượng quyền bánh mì que Pháp – BMQ
Bánh mì que BMQ là thương hiệu có từ năm 2009 vô cùng uy tín và quen thuộc với thực khách. Lựa chọn nhượng quyền bánh mì que BMQ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ tin cậy của thương hiệu. Hiện công ty đã mở rộng với hơn 80 điểm bán trên toàn quốc, có mặt tại các siêu thị lớn và đặc biệt là có lượng khách hàng vô cùng ổn định. Đặc biệt, chỉ cần có trong tay 5 triệu đồng là bạn đã có thể trở thành đối tác của BMQ rồi!
Trên đây là bài viết về chủ đề kinh doanh nhượng quyền bánh mì que. Nếu như bạn muốn phát triển thương hiệu của riêng mình thì hãy liên hệ với Nguyên Khôi để đặt làm một chiếc xe giá rẻ tại xưởng sản xuất của chúng tôi. Không chỉ tư vấn cho bạn mẫu xe đẹp và giúp bạn thiết kế xe nổi bật. Nguyên Khôi còn chia sẻ bí quyết ướp thịt nướng bánh mì độc quyền dành riêng cho khách hàng của Nguyên Khôi Chi tiết liên hệ:
Hotline: 079.222.1234