Bạn là người có niềm đam mê với kinh doanh bánh mì kẹp, bạn muốn mở ngay cho mình một tiệm bánh để tiếp quản và phục vụ thực khách, cũng như để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên việc mở quán gặp ngay một số khó khăn như: điều kiện tài chính, thuê mặt bằng, … và thời gian xây dựng nó trở nên một thương hiệu bánh mì được nhiều người biết đến mất khá nhiều thời gian.
Vậy tại sao bạn không nghĩ đến nhượng quyền bánh mì ? Nhượng quyền bánh mì là gì? Hãy theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu về hợp tác nhượng quyền bánh mì trong kinh doanh các bạn nhé!
Nhượng quyền bánh mì là gì?
Nhượng quyền bánh mì là một loại hình nhượng quyền kinh doanh (còn gọi là franchise), là việc cho phép một tổ chức hoặc cá nhân nào đó (bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh bánh mì theo thương hiêu, phương pháp cũng như hình thức kinh doanh của bên nhượng quyền trong một thời gian nhất định với điều kiện ràng buộc về tài chính.
Nhượng quyền bánh mì đã thúc đẩy nền ẩm thực đa dạng và phong phú hơn, cùng với một số loại hình nhượng quyền kinh doanh khác đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc trong nền kinh tế.
Kinh doanh bán bánh mì thu lãi khung với xe bánh mì đẹp giá rẻ
Tại sao lại phải nhượng quyền bánh mì?
Các tiệm bánh mì đã có thương liệu từ lâu đời đang ưu tiên việc nhượng quyền bánh mì để có thể mở rộng thương hiệu cũng như tên tuổi của mình.
Các bạn cũng hiểu việc mở một tiệm bánh tốn kém rất nhiều chi phí, hơn nữa xây dựng thương hiệu nổi tiếng không phải ngày một ngày hai. Vì thế việc nhượng quyền bánh mì sẽ giảm bớt gánh nặng và khó khăn cho bạn.
Nhượng quyền bánh mì là một hình thức mở rộng quy mô kinh doanh phổ biến, nhanh chóng với chi phí và mức độ rủi ro thấp nhất. Nếu bạn quyết định nhận nhượng quyền bánh mì thì sẽ được hỗ trợ bởi bên đối tác (bên nhượng quyền).
Hơn thế, nếu việc kinh doanh có hiệu quả sẽ mang lại tiếng tăm và tạo nên uy tín cho cả 2 bên, việc này còn giúp bên nhượng quyền tiếp cận với các thị trường khác thông qua bên nhận nhượng quyền.
Ưu điểm khi nhận nhượng quyền bánh mì
- Được hỗ trợ tối đa từ bên nhượng quyền: bên nhận nhượng quyền sẽ giảm được gánh nặng cũng như khó khăn trong tiếp quản kinh doanh bởi bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ tối đa trong khâu thiết kế, bày trí, marketing cũng như giấy tờ pháp lý.
- Được đào tạo bài bản: mọi tổ chức hay cá nhân nhượng quyền bánh mì sẽ được đào tạo từ những điều căn bản nhất theo cách chuyên nghiệp nhất.
- Đảm bảo về chất lượng: Những thương hiệu bánh mì nổi tiếng xây dựng hệ thống bán hàng theo chuỗi nên về chất lượng phải được đảm bảo và kiểm định nghiêm ngặt bởi vì chỉ một cơ sở có vấn đề là sẽ gây ảnh hưởng đến công ty.
- Hạn chế rủi ro: việc xây dựng thương hiệu bánh mì mất rất nhiều thời gian và chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình đó. Việc nhận nhượng quyền bánh mì sẽ tạo điều kiện sao cho các tổ chức, cá nhân chỉ việc chuyên tâm vào kinh doanh, không phải mất thời gian vào việc định hình thương hiệu nữa.
Nhược điểm khi nhận nhượng quyền bánh mì
- Không sở hữu thương hiệu: bạn phải hiểu nhận nhượng quyền bánh mì chỉ là bạn đang kinh doanh bánh mì trên thương hiệu của người khác. Hãy làm việc nghiêm túc bởi nếu không đáp ứng được yêu cầu hay vi phạm hợp đồng nhượng quyền thì có khả năng bạn sẽ mất hợp đồng.
- Thiếu khả năng sáng tạo: Khi bạn nhận nhượng quyền bánh mì thì mọi thứ đã được bên nhượng quyền định sẵn, kinh doanh đã đi vào hệ thống có khuôn khổ và hoạt động theo quy trình, điều này khiến bạn sẽ không thể sáng tạo bất cứ gì thêm.
- Cạnh tranh và rủi ro trong hệ thống chuỗi cửa hàng: việc chỉ một cơ sở trong hệ thống chuỗi gặp vấn đề là sẽ gây ảnh hưởng đến thương hiệu, từ đó ảnh hưởng đến những cơ sở khác. Ngoài ra, giữa các cửa hàng trong chuỗi còn cạnh tranh gay gắt với nhau bởi phải đạt được một mục tiêu nào đó của bên nhượng quyền đề ra, thông qua đó bên nhận nhượng quyền sẽ được giảm một phần chi phí hợp đồng.
Nhượng quyền bánh mì cần những gì?
Đầu tiên, đó là vốn bởi chi phí nhượng quyền bánh mì cũng là một khoản khá đáng kể và việc duy trì hợp đồng qua từng tháng, hay năm cũng tốn kém. Vì thế hãy chuẩn bị một khoản vốn và lên kế hoạch đầu tư kinh doanh hợp lí, hoạch toán cụ thể và đề phòng những rủi ro có khả năng xảy ra.
Thứ hai, hãy tìm hiểu về thương hiệu bạn dự định nhượng quyền bánh mì, khảo sát thị hiếu của khách hàng về thương hiệu đó như thế nào và có đáng “đồng tiền bát gạo” mình bỏ ra hay không.
Cuối cùng là lựa chọn địa điểm nhượng quyền bánh mì, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ bạn trong việc này. Việc lựa chọn địa điểm không những ảnh hưởng đến chi phí bên nhượng quyền mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của họ.
Hy vọng qua bài viết về nhượng quyền bánh mì vừa rồi các bạn đã có thêm những thông tin xác đáng, cũng như một vài kinh nghiệm trước khi nhận nhượng quyền bánh mì. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết