Bạn muốn kinh doanh bánh mì nhưng lại chưa có kế hoạch cụ thể, chiến lược kinh doanh? Bạn lo lắng bởi vì mình là người mới, chưa có kinh nghiệm? Nếu vậy thì đừng bỏ qua bài viết này của Nguyên Khôi. Bởi ngay sau đây chúng tôi sẽ kinh nghiệm mở quán bánh mì chi tiết, đảm bảo hiệu quả nhất dành cho bạn.
Xác định loại hình kinh doanh bánh mì
Việc làm đầu tiên, quan trọng nhất trước khi bắt đầu mở quán là bạn phải xác định loại hình kinh doanh. Bởi điều này sẽ giúp bạn vạch ra kế hoạch, phác thảo cụ thể cho hoạt động sắp tới. Nó bao gồm cả các vấn đề liên quan đến mặt bằng, vốn, trang thiết bị, phong cách, số lượng nhân viên, …
Ví dụ, nếu bạn chỉ định mở quán bánh mì hàng rong thì chắc chắn sẽ phải có xe đẩy. Còn nếu bạn muốn mở quán chuyên nghiệp thì phải thuê mặt bằng cố định, trang trí quán tiện nghi.
Công thức làm bánh mì
Kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực thì quan trọng nhất vẫn là chất lượng món ăn. Chính vì thế, bạn phải trang bị đầy đủ kiến thức về bánh mì. Đặc biệt, phải học cách làm bánh mì thơm ngon, hấp dẫn, mang hương vị riêng.
Điều này cũng giúp bạn cạnh tranh được trên thị trường. Khiến khách hàng chọn bạn thay vì hàng trăm, hàng nghìn đối thủ ngoài kia. Bạn có thể tham khảo công thức làm bánh trên internet, qua sách vở hoặc thậm chí là đăng ký lớp học chuyên môn. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ, kế thừa và sáng tạo để có cho mình công thức riêng đặc biệt nhất nhé!
Vốn cần thiết khi mở quán bánh mì
Dựa vào loại hình kinh doanh mà bạn lựa chọn, từ đó tính toán chi phí, số vốn cần thiết. Nếu mô hình nhỏ, bán hàng rong thì cần vốn ít, từ <30 triệu. Còn nếu mở quán lớn, quy mô thì có thể phải lên đến hàng trăm triệu đồng.
Khi tính toán chuẩn bị vốn, bạn cần phải lưu ý đến các hạng mục như: Trang thiết bị, bàn ghế, dụng cụ bếp, tiền tu sửa quán, tiền nguyên liệu hàng ngày, tiền điện, nước, … Bên cạnh đó còn có cả tiền thuế và chi phí quảng cáo. Đặc biệt, bạn nên chuẩn bị ngân sách dư để phòng trừ rủi ro nữa nhé!
Mở quán bánh mì cần chuẩn bị những gì?
Trong quá trình tư vấn mở quán bánh mì của Nguyên Khôi, chúng tôi thường nhận được câu hỏi: Mở quán bánh mì cần chuẩn bị những gì? Vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nhất để các bạn cùng tham khảo.
Ngoài những yếu tố về ngân sách, mặt bằng, công thức nấu ăn, … Thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ cả những dụng cụ, trang thiết bị chế biến, bán hàng. Như: bàn ghế, tương cà, tương ớt, quạt, đèn, giấy ăn, tủ lạnh, … Và đặc biệt là 1 chiếc xe đẩy bán bánh mì. Ngay cả khi bạn mở quán cố định, nhưng chiếc xe này cũng là nét đặc trưng, giúp khách hàng cảm nhận rõ hơn về món ăn. Mặt khác, nó còn thay thế cho quầy chế biến và trưng bày thành phẩm của bạn nữa.
Tìm mua xe bánh mì tại những địa chỉ uy tín, như Nguyên Khôi để nhận được sản phẩm tốt, mức giá ưu đãi tại xưởng nhé! Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng gọi đến HOTLINE 079 222 1234 để được chuyên viên tư vấn 24/7.
Khảo sát thị trường, đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trước khi kinh doanh, bạn phải tìm hiểu kỹ thị trường. Từ đặc điểm khách hàng cho đến những ưu – nhược điểm của đối thủ. Từ đó phác thảo lên kế hoạch kinh doanh có tỉ lệ thành công cao nhất.
***Lời khuyên:
- Bạn phải tìm ra những điểm khách hàng cần mà chưa ở đâu làm được. Khi đó, nếu bạn làm sẽ gây được ấn tượng mạnh và lòng tin cho họ.
- Học tập những điểm mạnh của đối thủ, đồng thời khắc phục những hạn chế của họ. Nhưng chú ý, phải tập trung chủ yếu vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp, cùng phân khúc khách hàng.
Chọn địa điểm mở quán kinh doanh bánh mì
Đối với những quán bánh mì, bạn nên lựa chọn mặt bằng tại vị trí dễ dàng tiếp cận, thường xuyên có người qua lại. Như vậy mới đảm bảo có 1 lượng khách tự nhiên ghé mua. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để họ tìm kiếm quán. Còn nếu với kiểu kinh doanh xe bán bánh mì thì tốt nhất hãy lưu động để tìm kiếm nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu nhất.
***Chú ý: Thông thường quán bánh mì không cần mặt bằng quá rộng bởi khách hàng ít khi ngồi lại ăn.
Lựa chọn nguyên liệu, nguồn cung cấp uy tín, giá rẻ
Để món ăn của bạn chuẩn vị được nhiều khách hàng yêu thích thì không thể thiếu những nguyên liệu tươi ngon. Vì vậy, trước khi mở cửa hàng bạn cũng nên tìm kiếm 1 vài địa chỉ và lựa chọn ra nơi bán đảm bảo chất lượng với “giá mềm” nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên nhập số lượng lớn và cất trữ trong tủ lạnh để được giảm giá theo số lượng.
Thủ tục pháp lý khi mở quán bán bánh mì
Nếu bạn mở quán bánh mì có cơ sở, mặt bằng cụ thể thì sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Thông thường phương thức đăng ký này cũng khá đơn giản. Hơn nữa, còn là lĩnh vực bán bánh mì nên cũng dễ dàng. Cụ thể, trước khi đi đăng ký bạn phải chuẩn bị những thứ sau:
- Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký dành cho hộ kinh doanh cá thể.
- Bản photo chứng minh nhân dân.
- Hợp đồng thuê mặt bằng.
Bạn đi đến Phòng kinh tế thuộc ủy ban nhân dân huyện/quận nơi hoạt động kinh doanh để được cấp phép. Sau khi hoàn tấy thủ tục, bạn chờ trong vòng 5 ngày là sẽ có kết quả.
***Chú ý: Vấn đề đăng ký kinh doanh khá quan trọng. Bạn phải thực hiện thì về sau mới được pháp luật bảo vệ.
Thuê nhân viên bán hàng
Để kinh doanh bánh mì, bạn có thể nhờ những người thân phụ giúp. Tuy nhiên, nếu không có, vậy thì hãy đi thuê. Số lượng nhân viên, vị phí tuyển bạn phải cân nhắc kỹ càng để tránh bị lãng phí.
Ngoài ra, dẫu biết rằng khách hàng tìm đến cửa hàng chủ yếu là để mua bánh. Tuy nhiên, họ sẽ còn đánh giá cả mức chất lượng dịch vụ của bạn nữa. Chính vì thế, sau khi tuyển nhân viên, bạn cần phải đào tạo họ. Làm sao để đồng nhất về cách ứng xử, thái độ cũng như phải luôn niềm nở, thân thiện, nhiệt tình với khách. Có như vậy, thực khách mới cảm thấy hài lòng và cơ hội quay lại cao.
Pr quảng cáo cửa hàng
Khi cửa hàng mới mở, có thể sẽ không được nhiều người biết đến. Vì vậy bạn nên triển khai những hình thức PR, quảng cáo, chiêu thức marketing để thu hút công chúng. Từ đó mới kích thích sự tò mò, tìm hiểu và ra quyết định mua ăn thử.
Một số hình thức quảng cáo, PR bạn có thể sử dụng:
- Tạo fanpage riêng và xây dựng chúng bằng cách thường xuyên đăng bài, cập nhật tình hình quán. Như vậy, bạn sẽ xây dựng được 1 cộng đồng khách hàng qua facebook.
- Treo biển quảng cáo, băng rông khai trương, khuyến mãi hấp dẫn kích thích người đi đường.
- Phát tờ rơi là cách khá truyền thống nhưng cũng đem lại hiệu quả nếu bạn thiết kế chúng bắt mắt, thu hút.
- Nhờ người thân, bạn bè quảng cáo, truyền thông hộ những người xung quanh.
Mở rộng quán, chuỗi cửa hàng bánh mì
Sau 1 thời gian hoạt động, công việc kinh doanh đã trở nên thuận lợi hơn thì bạn có thể suy nghĩ đến việc mở rộng quán. Phát triển chúng thành chuỗi cửa hàng bánh mì. Lúc này bạn sẽ chỉ đảm nhiệm công việc quản lý, giám sát thôi, những việc chế biến hay phục vụ sẽ thuê nhân viên.
Cách làm này là “lối đi” của những người thành công hiện nay. Nó được coi như “cỗ xe kiếm tiền tự động”, khi mọi thứ đã vận hành trơn tru và bạn có tập khách hàng trung thành. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận có thể tăng theo cấp số nhân, tương ứng với số lượng quán bánh mở ra.
***Chú ý: Phải nghiên cứu thật kỹ trước khi mở rộng. Đặc biệt là vấn đề xác định địa điểm, quy mô mở cửa hàng. Bởi nếu không tính toán cẩn thận, bạn sẽ bị thất bại lúc nào không hay.
Những thất bại mà chủ quán bánh mì hay mắc phải
Mở quán bán bánh mì là lĩnh vực kinh doanh tương đối đơn giản, tiềm ẩn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều người đã thất bại chỉ vì chủ quan. Sau đây là 1 số thất bại điểm hình mà Nguyên Khôi đã tổng hợp để bạn rút kinh nghiệm.
-
Thiếu kế hoạch và kiến thức
Như đã nói ở trên, lập kế hoạch vô cùng quan trọng, giúp bạn xác định được những bước đi về sau. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ đó là dư thừa và không thực hiện. Đến khi phát sinh vấn đề, sẽ không thể bao quát được tình hình và đưa ra xử lý phù hợp, hiệu quả dẫn đến đóng cửa nhanh chóng.
Bên cạnh đó, vấn đề thiếu kiến thức cũng khá bất cập. Người ta kinh doanh mà không trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức cơ bản về ngành. Bỏ qua giai đoạn tìm hiểu, khảo sát và bổ sung những kiến thức cần thiết. Vậy làm sao có thể đối mặt với các vấn đề trên thương trường được?
***Lời khuyên: Lập bảng kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Hình dung ra mọi tình huống và sẵn sàng xử lý. Đồng thời cũng đừng quên đọc sách, tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức.
-
Không kiểm soát được dòng tiền
Rất nhiều người mở quán bán bánh mì theo kiểu “sáng mở, chiều đóng cửa, tối đếm tiền”. Họ không quan tâm đến dòng tiền mà chỉ quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận tức thời. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều chi phí tiềm ẩn mà họ không hề hay biết. Như vậy, có thể đang lỗ nhưng lại vẫn nghĩ là lãi.
***Lời khuyên: Bạn phải lập kế hoạch quản lý dòng tiền. Kiểm soát chặt chẽ các vấn đề liên quan đến tiền vào và tiền ra. Nhất là trong thời gian đầu, mới thực hiện kinh doanh.
-
Thuê tuyển nhầm người, quản lý kém
Mới nghe thật bất ngờ, nhưng thực tế nhiều người lại phải “dẹp tiệm” chỉ vì cách phục vụ kém. Nguyên nhân xuất phát 1 phần là do bạn đã không quản lý tốt. Phần khác là do chính người nhân viên, họ đã không làm đúng theo yêu cầu. Khiến khách hàng không hài lòng, “quay lưng”. Tình trạng đó diễn ra trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng khách đáng kể và dẫn đến thâm hụt vốn.
***Lời khuyên: Hãy tuyển dụng chất lượng, đào tạo nhân viên cẩn thận. Và đặc biệt là đưa ra những quy chế nghiêm ngặt để kiểm soát.
-
Đặt kỳ vọng doanh thu quá cao và dễ dàng bỏ cuộc
Khi mới bắt đầu kinh doanh, một số người thường mang theo kỳ vọng quá cao. Nó vượt khả năng đạt được trên thực tế. Và sau đó mục tiêu không thành, người ta dễ nản chí, bỏ cuộc nhanh chóng.
***Lời khuyên: Đặt mục tiêu dựa trên tính toán thực tế. Đồng thời có thể chọn bạn đồng hành để cùng nhau vượt qua khó khăn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kinh nghiệm mở quán bánh mì. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm, theo dõi, Nguyên Khôi xin kính chúc quý khách kinh doanh thành công!